Sông Nhật Lệ Đồng Hới Quảng Bình – Mang Vẻ Đẹp Biểu Tượng Của Quảng Bình

Mỗi khi nhắc đến Đồng Hới, Quảng Bình mọi người sẽ nghĩ ngay đến hai từ Nhật Lệ. Từ xa xưa Nhật Lệ đã trở thành một cái gì đó vô cùng thân thương và gắn liền với mảnh đất Quảng Bình. Sông Nhật Lệ Đồng Hới Quảng Bình mang trong mình vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên là niềm tự hào của người dân Quảng Bình.

Sông Nhật Lệ Đồng Hới Quảng Bình là tên của đoạn hạ lưu của một hệ thống sông bắt nguồn từ phía tây nam Quảng Bình với chiều dài 85km. Với lịch sử và nhiều huyền thoại về tên gọi Nhật Lệ đã khiến các nhà nghiên cứu phải dành nhiều giấy, mực để giải nghĩa.

Sông Nhật Lệ
Sông Nhật Lệ

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” của Lê Văn Hưu, cái tên Nhật Lệ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 11. Cũng theo giải thích của bộ sử cổ này, Lệ được hiểu là đẹp. Nhật Lệ là sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời. Còn một cách giải thích khác gắn với những truyền thuyết mà dân gian đã thêu dệt nên, thì: Nhật Lệ nghĩa là nước mắt của những cuộc chia tay…

Nhiều truyền thuyết, huyền thoại đã được thêu dệt nhằm giải mã cho cái tên “Nhật Lệ”. Có người viện dẫn việc vương phi Mỵ Ê của vua nước Chiêm Thành Xạ Đẩu đã trầm mình trên dòng sông để thủ tiết sau khi vua Lý Thái Tông thân hành đem binh chinh phạt Chiêm Thành năm 1044.

Dòng sông này tương truyền còn là nơi chứng kiến cuộc chia tay cuối cùng của Huyền Trân công chúa với vua cha Trần Nhân Tông và hoàng tộc trước khi lên đường vào làm dâu nước Chăm Pa…Năm 1306, công chúa Huyền Trân trên hành trình đường biển vào Chiêm Thành, đến vùng cửa biển Nhật Lệ, nàng đã xin lên bộ để được tận mắt thấy dải đất 2 châu Ô, Lý mà cuộc “nước non ngàn dặm ra đi” của mình mang về cho tổ quốc. Cảm thương cho bậc kiều nữ của hai đất nước đã lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác mà người xưa đã gọi tên dòng sông là Nhật Lệ .

Người khác lại cho rằng trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786), khi dòng sông Gianh trở thành lằn ranh của hai bên chiến tuyến thì những lưu dân ở bờ Nam vẫn thường hướng về bờ Bắc, nhớ quê hương mà dòng lệ tuôn rơi. Lâu dần nước mắt chảy thành sông rồi từ sông chảy ra biển mà thành tên Nhật Lệ .

Theo sử cũ ghi lại thì tên sông “Nhật Lệ” có từ thời Lý và được đổi từ tên cũ Đại Uyên (khoảng 1069 – 1075). Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như Trú Nhạ, Hà Cừ, Cửa Sài…, là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu.

Với nhiều cách giải thích về tên gọi nhưng Nhật Lệ thì vẫn là một, là chứng tích lịch sử cùng chiều dài lịch sử dân tộc ta.

Đến với Quảng Bình bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Nhật Lệ, biển Nhât Lệ. Dòng nước trong xanh, hiền hòa cùng những dòng thơ ca say đắm lòng người. Thăm Tượng Đài Mẹ Suốt hiên ngang bên dòng sông Nhật Lệ thể hiện ý chí hiên ngang bất khuất đại diện cho người dân Quảng Bình. Không ngại gian khó, vươn lên vì một ngày mai tươi sáng.

Sông Nhật Lệ
Sông Nhật Lệ

Ngược dòng Nhật Lệ bạn sẽ được khám phá những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử gắn liền vời cuộc chiến tranh dành độc lập dân tộc. Sau bao tàn phá khốc liệt của chiến tranh, cùng những thăng trầm của lịch sử sông Nhật Lệ vẫn là con sông đẹp lung linh, rực rõ như tên gọi của nó. Sông Nhật Lệ – chứng nhân của một thời chia xa tình cảm máu mủ lại là nơi đoàn tụ của một gốc giang sơn Miền Trung ruột thịt thời Huyền Trân công chúa. Sông cũng như mẹ hiền nhận vào lòng dòng nước mắt con dân chảy xuống trong những tháng năm đất nước chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Tất cả vẫn là những phần trang trọng của lịch sử. Nó đang hòa chung với ý chí kiên cường của con người Quảng Bình, đang chảy cùng dòng Nhật Lệ tiến về biển khơi bao la.

Hình ảnh một thành phố Đồng Hới thơ mộng tỏa bóng lung linh bên dòng Nhật Lệ mình chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống đôi bờ Nhật Lệ.

Sẽ thật thú vị và lôi cuốn khi được ngắm nhìn cảnh bình minh bên dòng Nhật Lệ. Những ánh hào quang rực rỡ chiếu rọi đầu tiên vào đất liền mang những nét đẹp, hi vọng cho cuộc sống. Khi hoàng hôn xuống bạn sẽ không khỏi xuýt xoa trước sự hùng vỹ của núi Đầu Mâu, núi Ba Rền gối đầu lên dòng sông Nhật Lệ thơ mộng.

“Sông Nhật Lệ dòng sâu biết mấy,

Núi Đầu Mâu cao biết bao tầng…”

Nếu có dịp du lịch Quảng Bình, du thuyền ngược dòng Nhật Lệ sẽ là trải nghiệm tuyệt vời cho một hành trình. Bạn có thể thăm chợ Đồng Hới, chợ hải sản lớn nhất Quảng Bình, di tích tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, Cầu Nhật Lệ, Phà Quán Hàu, Phà Long Đại… Cùng khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của mảnh đất gió Lào, cát trắng.

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ