Khám Phá Bản Làng Người Rục – Một Trong 10 Tộc Người Bí Hiểm Nhất Thế Giới
Đường vào bản nằm sâu trong núi vào mùa mưa lũ nước dâng cao không thể thoát kịp, cả cánh rừng ngập sâu trong nước tạo nên một khung cảnh vô cùng kỳ vỹ. Chương trình khám phá bản lang người Rục vô cùng thú vị và độc đáo. Nước ở đây sẽ ngập trong khoảng từ 1 – 2 tháng và có màu trong xanh như ngọc bích. Để tham quan khu vực này sẽ phải sử dụng đến cano hoặc có thể chèo thuyền kayak. Ở đây nếu sử dụng kín lặn để quan sát bên dưới mặt nước bạn sẽ có cảm giác như đang ở một thế giới khác. Một sự độc đáo, tuyệt diệu mà chỉ nơi đây có được.
Vượt qua cánh rừng ngập nước chúng ta sẽ đến với bản làng người Rục. Người Rục được phát hiện từ cuối năm 1959, bởi bộ đội biên phòng Cà Xèng trong một lần tuần tra. Lúc đầu họ được phát hiện thì vô cùng nhút nhát, không mảnh vải che thân, tóc thường dài quá lưng, và leo trèo trên các vách đá, chuyền mình trên các cành cây. Họ sống dựa vào thiên nhiên như những người tiền sử, không biết đến sự tồn tại của thế giới bên ngoài. Sau thời gian dài tiếp cận, vận động họ đã về định cư tại 3 bản Ón, Yên Hợp, Mò O thuộc xã Thượng Hóa, Minh Hóa. Và cũng kể từ đây họ được biết đến như là em út trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đối mặt với cuộc sống giữa núi rừng, người Rục có cách riêng để bảo vệ bản thân trước mọi nguy hiểm. Họ có các loại phép thuật bí hiểm mà không ai có. Như thuật hấp hơi dùng bùa chú để giữ các loại thú giữ tránh xa và an toàn trước các lam sơn chướng khí. Ngoài ra họ còn có thuật thổi tắt thổi mở như một cách để kế hoạch hóa gia đình, khi người phụ nữ uống bát nước đã được phù phép sẽ sông thể sinh nở và ngược lại nếu muốn sinh nở trở lại thì cũng dùng đến bùa phép để mở.
Người Rục có món ăn sở trường của họ là bột nhúc, bột đoác và thịt thú rừng đặc biệt là thịt khỉ. Nguồn nguồn thường nói về tập ăn uống của họ qua câu: “Ăn cơm gạo rẫy với đầu cá to, nghẹn không nuốt được. Ăn cơm bột cây đoác với thịt khỉ, nuốt ngon lành.
Hiện nay người Rục đã được hướng dẫn trồng lúa nước, chăn nuôi, làm rẫy. Nhưng vị trí cách trở, thiếu thốn cơ sở vật chất nên cuộc sống của họ còn khá khó khăn so với thế giới bên ngoài. Đặc biệt những mùa mưa lũ ngập úng kéo dài 2 – 3 tháng.