Hữu Quân Đô Thống Chưởng Phủ Sự Lê Sỹ

Danh tướng Lê Sỹ sinh năm 1816 tại làng Võ Xá, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tên thật của ông là Lê Nhân 黎 仁, được vua Tự Đức ban tên Lê Sỹ 黎 仕 bằng cách thêm một nét sổ dọc vào chữ Nhân 仁.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống anh hùng mã thượng, chịu ảnh hưởng từ truyền thống xứ võ quê hương. Ông nội là Phấn Dõng tướng quân cấm binh, Phó Vệ Úy. Cụ thân sinh được tặng Hùng Oai tướng quân cẩm y vệ dưới thời Minh Mệnh, Thiệu Trị, triều Nguyễn.

Với bản chất thông minh và hiếu học nên ông đã nhanh chóng trở thành người giỏi cả văn lẫn võ. Cụ thân sinh đã đưa ông vào đào tạo tại trường Anh Danh tại Huế, đây là một trường chuyên đào tạo võ quan để sau này nối nghiệp cống hiến cho triều đình. Lê Sỹ là một võ quan có tiếng thời bấy giờ ngoài các chức trách khác thì ông từng là giám khảo hai cuộc thi võ tiến sĩ năm 1868 và 1871. Ông quan niệm làm quan là thi hành chính nghĩa, gánh vác việc đời, trị quốc bình thiên hạ. 

Hữu Quân Đô Thống Chưởng Phủ Sự Lê Sỹ
Hữu Quân Đô Thống Chưởng Phủ Sự Lê Sỹ

Trong con đường hoan lộ của mình ông đã phục vụ dưới ba triều vua (Thiệu Trị, Tự Đức, HIệp Hòa). Từ suất đội trưởng cho đến những chức vụ quan trọng trong triều đình

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1837) khởi đầu ông làm suất đội trong dội quân Hổ Hữu Y Vệ. Do suất sắc và lập được nhiều công nên thăng chức Thành Thủ Úy, sung tả cơ Hiệp Quảng tỉnh Quảng Nam.

Đầu năm 1943 ông bắt đầu làm quan Tả Cơ Hiệp Quản Quảng Nam. Trong thời kỳ này vô cùng biến động với sự suy vong của triều đình. Các phong trào nổi dậy của nông dân diễn ra khắp nơi, thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

Năm 1848 ông được vua Tự Đức sung làm lãnh binh tỉnh Lâm Bình trong hơn 10 năm. Thời gian này ông đã góp phần quan trọng giữ yên chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống cho nhân dân, thực hiện nhiều chính sách khuyến nông, đắp đê chống lụt…

Năm 1859 (năm Tự Đức thứ 12) ông được phong là Đốc binh quân thứ tỉnh Quảng Nam (tương đưỡng chức Lãnh Binh). Lúc này liên quân Pháp – Tây Ban Nha đang tiến hành mạnh mẽ cuộc tiến công xâm lược vào Đà Nẵng. Lê Sỹ là võ quan tinh thông địa hình và nhân tâm đất Quảng Nam chính vì vậy vua Tự Đức đã chọn ông với vị trí quan trọng này. Ông đã cùng Nguyễn Tri Phương đánh lui nhiều cuộc tấn công của thực dân Pháp.

Sau những thất bại liên tiếp ở Đà Nẵng, quân Pháp đã chuyển hướng tấn công đánh chiếm Gia Định. Tình hình cấp bách với nguy cơ lục tỉnh phía nam có thể rơi vào tay giặc.

Tháng 10 năm 1861 vua Tự Đức sung Vệ Úy Lê Sỹ làm Phó đề đốc quân thứ Biên Hòa. Công việc của ông lúc này là lo lương thực, súng đạn chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài. Bên cạnh đó ông luôn chăm lo đến tình hình địa phương, ổn định dân cư, sắp xếp lại bộ máy hậu cần… Lúc tình hình Gia Định đã dần ổn định ông về kinh giữ quyền Chưởng công việc Vũ Lâm Tả dực doanh, kiêm chưởng các vệ kinh tượng.

Năm 1862 vua Tự Đức sung Lê Sỹ làm Đề Đốc Bình Thuận nhằm ngăn chạn sự xâm lăng của giặc Pháp ra Bắc.

Năm Tự Đức thứ 16 (1863) lĩnh Tuần Vũ tỉnh Thuận Khánh.

Năm Tự Đức thứ 17 (1864) bổ quyền Chưởng Cơ, quyền chưởng Vũ Lâm dinh Hữu Dục.

Năm 1866 kinh thành xảy ra binh biến ông đã đưa quân bản bộ chặn bắt lập được công lớn và được thăng chức Vũ Lâm Thống Chế tước Kiên Dũng Nam được thưởng Kim Bài “Trung Tướng” giữ chức quyền Hữu Quân, kiêm quân Thượng Tứ Viên.

Năm 1867 lĩnh chức quyền Dô Thống Hữu Quân. Thời điểm này quân Pháp đã chiếm được lục tỉnh và gấp rút chuẩn bị chiếm hoàn toàn đất nước ta.

Năm 1883 ông được phong là Hữu quân dô thống chưởng phủ sự.

Chiều 16/08/1883 quân Pháp với 7 chiếc quân hạm đã đồng loạt nổ súng tấn công vào phòng tuyến Thuận An. Với trang bị, và vũ khí hiện đại quân Pháp đã nhanh chóng chiếm được ưu thế. Quân ta dưới sự chỉ huy của hữu quân đô thống Lê Sỹ đã bắn trả quyết liệt. Nhưng đạn pháo của ta đều thuộc hàng cũ với tầm bắn ngắn và thao tác công kênh nên đều không trúng được chiến hạm hiện đại của Pháp. Nhưng với sự kiên cường và tình thần “vì nước quên thân” quân ta đã kìm chân giặc suốt 3 ngày đánh vỗ mặt.

Quân Pháp đã đưa quân lên bờ vòng phía sau đánh úp đón phía Bắc, đồng thời hai pháo hạm tấn công chính diện và một đội quân Pháp nữa, vòng xuống đường Thái Dương, ở đó, quân của Trương Văn Để thua chạy, quân Pháp thừa thắng xông lên, thành thử Trấn Hải Đài bị hãm cả 4 mặt.

Đạn pháo từ các hạm tàu Pháp khác càng tới tấp trót vào thành. Quân ta đã tổ chức nhiều đợt phản công cục bộ, nhưng bị thương vong quá nhiều, thành không giữ nỗi.

Thống Chế Lê Chuẩn bị trúng đạn, tử trận, Chưởng Vệ Nguyễn Trung cũng hy sinh. Hữu Quân Đô Thống Lê Sỹ, tuy bị thương nặng, nhưng vẫn anh dũng chỉ huy chiến đấu, cho đến khi kho đạn của thành Trấn Hải bị cháy, ông mới tắt thở.

Toàn bộ phòng tuyến cửa biển Thuận An bị quân Pháp chiếm đóng. Tham tri Lâm Hoằng nhảy xuống sông tự vẫn.

Hài cốt của Hữu quân Đô Thống Lê Sĩ được đưa từ Huế về mai táng tại làng Võ Xá, quê hương ông. Đám tang của ông, trên đường về qua làng xã nào nhân dân cũng lập hương án tế lễ tiễn đưa, Triều đình xuống lệnh cho các tỉnh tế lễ một tuần và truy tặng ông tước Kiên Dũng Tử, đưa vào thờ ở Trung Nghĩa Đền ở Kinh đô.

Đứng trước kẻ địch hùng mạnh thì việc thất bại của cuộc chiến này là khó tránh khỏi. Nhưng trận đánh này đã thể hiện được sự anh dũng, kiên trung của quân ta, sãn sàng hi sinh cho dân tộc. Tấm gương và phẩm chất cao quý của Hữu quân đô thống chưởng phủ sự Lê Sỹ luôn được mọi người đề cao và ngưỡng mộ.

Nay lăng mộ của danh tướng Lê Sỹ nằm trên một vùng đất thiêng thuộc xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh. Từ trung tâm thành phố Đồng Hới di chuyển theo quốc lộ 1A đến cầu Quán Hàu, tiếp về phía Nam 2km, sau đó rẽ về phía Đông Bắc 800m là đến.

Lăng mộ được xây dựng thời vua Thành Thái thứ 2 năm 1890 với quy mô hoành tráng. Qua thời gian và chiến tranh tàn phá lang mộ đã bị hư hại nhiều. Sau khi đế quốc Mỹ chấm dứt đánh phá miền Bắc, nhân nhân đã tu sửa lăng mộ nhưng vẫn còn sơ sài. Đến năm 2000 nhân dân đã một lần nữa trùng tu lăng mộ cho ông với nét kiến trúc đặc trưng của lăng mộ cổ.

Ông là một trong những nhân tài của mảnh đất Quảng Bình có đóng góp to lớn cho trều đình cùng nhân dân.

Trong chuyến du lịch Quảng Bình về các địa danh phía Nam của tỉnh Quảng Bình du khách có thể ghé thăm và dâng hương cho danh tướng Lê Sỹ.

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ