Lăng Khải Định – Công Trình Kiến Trúc Độc Đáo

Lăng Khải Định là mọt trong những công trình lăng tẩm của vua triều Nguyễn độc đáo nhất trong quần thể di tích cố đô Huế. Là địa điểm thu hút đông đảo khách tham quan khi đến du lịch Huế.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định (Ảnh: sưu tầm)

Lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thành phố Huế cách trung tâm thành phố 10km. Đây là công trình được thiết kế tinh xảo mang vẻ đẹp kết hợp của văn hóa Đông Tây. Lăng thể hiện rõ nét tính cách của vị vua và xu hướng phát triển theo dòng lịch sử.

Diện tích của lăng là 117m x 48,5m, khiêm tốn hơn rất nhiều so với các lăng khác nhưng lại cực kỳ công phu và tốn kém hơn cả. Các vật liệu xây dựng đều được vua Khải Định cho người mua từ nước ngoài về. Chính vì thế trong khoảng thời gian này ông đã tăng thuế điền đến 30% trên cả nước và đã bị dân chúng, lịch sử lên án gay gắt. Nhưng đây vẫn là công trình giá trị văn hóa, lịch sử để lại cho đời sau.

Vua Khải Định sinh năm 1885, ông lên ngôi vua năm 1916 lúc 31 tuổi. Sau khi lên ngôi nhiều công trình dinh thự, cung điện đã được ông cho xây dựng. Như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, của Hiển Nhơn, cửa Chương Đức. Và đặc biệt là Lăng Khải Định (Ứng Lăng) được khởi công xây dựng tháng 09/1920 sau khi nghiên cứu, tham khảo nhiều tấu trình của các bậc thầy địa lý. Trong lúc công trình còn giang dở thì vua đã băng hà 1925. Con trai ông là vua Bảo Đại đã tiếp tục hoàn thiện công trình mãi đến năm 1931 mới hoàn thành, tổng cộng hết 11 năm.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ với vị trí phong thủy vô cùng đắc địa, sau đó đổi tên Châu Chũa thành Ứng Sơn và gọi tên lăng là Ứng Lăng. Lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp phía trước làm tiền an, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và ” Hữu Bạch Hổ”. Khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ” gọi là ” Minh Đường”.

Tổng quan công trình Lăng Khải Định gồm 5 tầng và 127 bậc cấp.

Cổng Tam Quan

Là một trong những kết cấu nổi bật không thể thiếu trong các lăng tẩm. Bước lên 37 bậc thang chúng ta sẽ đến với Cổng Tam Quan. Tầng thứ nhất này có hai công trình chính là Tả Tòng Tự, và Hữu Tòng Tự, là nơi thờ tự bài vị của các vị công thần có công với đất nước. Các trụ cổng tam quan được xây dựng với nhiều chi tiết trang trí hình tháp theo kiến trúc Ấn Độ.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Tầng thứ 2: Nghi Môn và sân Bái Đính

Tiếp theo 29 bậc cấp là đến với Nghi Môn và sân Bái Đính. Hai bên sân Bái Đính là các tượng quan văn, quan võ được đúc theo tỷ lệ 1:1 vô cùng sắc sảo. Phía sau các quan là 6 cặp tượng túc vệ đối xứng. Đến đây du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ chân thực của những bức tượng này.

Chính giữa cuối sân Bái Đính là Bi Đình bên trong có chưa tấm bia cai 3,1m khắc công đức của vua Khải Định. Hai bên Bi Đình được bố trí hai trụ biểu tượng cho hai ngọn nến soi sáng linh hồn của vua ở thế giới vĩnh hằng.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Tầng 3,4: Tiếp sau sân Bái Đính là hai tầng sân hình chữ nhật được lát gạch caro, mỗi tầng cách nhau 13 bậc cấp.

Tầng thứ 5: Cung Thiên Định – Tầng cao nhất của kiến trúc lăng.

Đây là nơi chôn cất thi hài vua Khải Định, cũng là nơi có kiến trúc và trang trí đặc sắc nhất. Nên của cung Thiên Định được lót bằng đá cẩm thạch, nội thất bên trong được trang trí bởi những bức phù điêu từ sành sứ và thủy tinh mua từ Nhật Bản, Trung Quốc. Làm toát lên sự lộng lẫy sang trọng của nội thất cung đình.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Cung Thiên Định chia làm 5 phần liền nhau: Hai bên là Tả Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là Điện Khải Thành, 

Ở giữa cung là bức tranh ” cửu long ẩn mây”  – chín con rông ẩn mây do họa sĩ Phan Văn Tánh vẽ. Bức tranh là một kiệt tác nghệ thuật cho đến nay. Trải qua một thế kỷ bức tranh vẫn luôn như mới và đặc biệt là không bao giờ có mạng nhện giăng tơ mặc dù chung quang rất nhiều mạng nhện.

Điện Khải Thành là nơi đặt án thờ vua Khải Định được đúc bằng bê tông, trang trí tinh xảo.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Gian phòng chính giữa cung thiên định chính là nơi đặt mộ vua. Phía bên dưới ngai vàng chính là thi hài vua Khải Định được an táng dưới độ sâu 9m đất. Sau khi vua băng hà quan tài được đưa vào từ đường đạo dài 30m từ phía sau sân Bi Đình sau đó đường hầm này cũng được lấp lại. Đây là vị vua duy nhất được xác định rõ vị trí quan tài do thời thế.

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Ngai vàng của vua được trang trí lộng lẫy không khác gì ngai vàng thật khi tại vị. Trần phía trên tượng vua ngồi là bức Bửu Tán được đúc bằng bê tông cốt thép cứng cáp, nhưng nhìn ngoài vào thì sắc nét, mềm mại như giải lụa tưởng chừng có thể rơi bất kì lúc nào. Đây nói lên được trình độ siêu phàm của các bậc thầy thi công lúc bấy giờ. Phía sau ngai vàng là tác phẩm ” Thái Dương Hạ San “, với ý nghĩa vầng mặt trời đang lặn tượng trưng cho cái chết của nhà vua(được ví như mặt trời).

Một kiệt tác nghệ thuật nữa đó chính là tượng vua Khải Định được đúc bằng đồng. Thể hiện rõ nét một con người của thời đại mới tư tưởng mới, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đầu đội mũ kiểu khăn xếp, bên trong mặc áo hoàng bào đeo thẻ bài” thụ thiên vĩnh mạng”, trước ngực là thẻ bài “Đại Nam Thiên Tử”. Bên ngoài khoác áo “Tây” xẻ tà nhưng được thêu rồng mây và sóng, hai ngực áo đeo 7 chiếc mề đay, hai vai gắn ngù võ quan, chan đi giày da. 

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định

Lăng Khải Định cùng quần thể các di tích khác tại cố đố Huế đã được UNESCO cộng nhện là di sản văn hóa thế giới. Là một trong những công trình kiến trúc độc đáo mà bạn nhất định phải ghé thăm trong chuyến du lịch Huế, du lịch miền Trung.

Các chương trình tour du lịch Huế, tour du lịch miền trung hấp dẫn có thể bạn sẽ thích:

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ