Tìm Hiểu Lịch Sử, Kiến Trúc Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng (Hay còng gọi là Minh Mệnh) tên chữ là Hiếu Lăng, mang trong mình vẻ đẹp cổ xưa và đậm màu sắc Nho giáo. Lăng tọa lạc trên núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, thành phố Huế, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km về hướng Tây Nam. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với du lịch Huế, du lịch miền Trung.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Vua Minh Mạng (Nguyễn Phúc Đảm) là người con thứ tư cua vua Gia Long, học vị yên thâm, là người tài ba, sách lược hơn người. Ông là người có công rất lớn trong công cuộc cải cách đưa đất nước Đại Nam lên tầm quốc tế sánh ngang cùng các quốc gia Đông Nam Á. Ông lên ngôi từ tháng 2 – 1820 sau khi vua cha Gia Long qua đời.

Sau 7 năm trên ngôi vương ông quyết định tìm nơi để xây Sơn Lăng cho mình sau này. Sau ròng rã 14 năm ông mới quyết định lựa chọn núi Cẩm Kê sau đổi tên thành Hiếu Sơn và đặt tên lăng là Hiếu Lăng.

Tháng 04/1840 việc xây dựng lăng được chính thức khởi công. Vua Minh Mạng đích thân lựa chọn thiết kế, và kiểm tra sát sao công trình của mình. Tháng 08/1840 việc thi công buộc phải dừng lại vì tiến độ các công trình không như mong muốn. Nhưng sự việc bất ngờ đã xảy xa khi công trình còn dang dở thì tháng 01/1841 vua lâm trọng bệnh mà qua đời.

Vua Thiệu Trị lên nối ngôi và chỉ sau 1 tháng ông đã cho tiếp tục công trình như ý nguyện của vua cha. Thời điểm này đã huy động đến 10,000 bình lính và thợ thi công gấp rút hoàn thành công trình.

Tháng 08/1841 thi hài của vua Minh Mạng được an táng tại Bửu Thành trong lúc công trình vẫn đang thi công. Sau thời gian 2 năm đến đầu năm 1843 thì công trình đã được hoàn thành.

Lăng Minh Mạng vô cùng uy nghiêm và được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc chuẩn mực nhất thời nhà Nguyễn. Từ một vùng núi hoang sơ nay trở thành công trình kiến trúc đặc sắc mang trong mình giá trị nhân văn, giá trị tinh thần cao cả.

Kiến trúc Lăng Minh Mạng được bố trí hài hòa với thiên nhiên vừa mang nét uy nghi của lăng tẩm. Các công trình được phân bố trên ba trục song song lấy Thần Đạo làm trục trung tâm. Giữa những công trình được thiết kế các hồ sen ngát hương cùng những đồi thông xanh mướt, khiến cho phong cảnh nơi đây vô cùng hữu tình.

Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng mở đầu cho Thần Đạo, được xây dựng bằng gạch vôi. Cổng Đại Hồng Môn cao 9m và rộng 12m là dạng cổng tam quan với 3 lối đi chính. Các chi tiết trang trí nổi bật là các chép hóa rồng, long vân.. Đại Hồng Môn chỉ mở đúng một lần để đưa thi hài của vua vào trong lăng còn lại là đóng kín. Tất cả ra vào đều phải đi qua hai công phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Tiếp sau Đại Hông Môn chính là Bái Đính, sân rộng 45x45m được lát gạch Bát Tràng. Hai bên được bố trí hai hàng tượng quan văn võ và voi ngựa đứng chầu. Cuối sân là Bi Đình bên trong có bia bằng đá Thanh “Thánh đức thần công” ghi tiểu sử và công đức của vua Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Vào đến khu vực tẩm điện là Hiển Đức Môn được xây giới hạn trong một lớp thành hình vuông với ý niệm tượng trưng cho đất. Trung tâm là Điện Sùng Ân thờ bài vị của vua và Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, xung quanh là Tả Hữu Phối Điện và Tả Hữu Tùng Phòng. 

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Kết thúc khu vực tẩm điện là Hoằng Trạch Môn. Khu vực tẩm điện là nơi uy nghi, cổ kính và vô cùng linh thiêng.

Tiếp sau khu vực Tẩm Điện là một không gian của cảnh sắc thiên nhiên kết hợp của hoa, lá, mây trời, và nước. Sau 17 bậc thêm đá là một thế giới thư thái, tịnh an và siêu thoát với những bóng cây xanh mát, tiếng chím thánh thót, mùi thơm nhẹ nhàng của những loại hoa, bông sen…
Qua một trong ba chiếc cầu bắc qua hồ Trùng Minh là Tả Phù, Trung Đạo,Hữu Bật, là sẽ đến với Minh Lâu. Minh Lâu được xây hình vuông hai tầng tám mái, là một biểu trưng của phương Đông. Đây là nơi thanh tịnh nhà vua chọn làm nơi thư thái, tịnh dưỡng, là nơi đi về của linh hồn tiên đế.
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Hồ Tân Nguyệt là điểm không thể bỏ lỡ trong hành trình thăm quan. Hồ có hình trăng non được ví như yếu tố “âm’ bao bọc Bửu Thành “dương”. Được ví như hình ảnh thế giới vô biên thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ nhân sinh.

Cây cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Hồ tân Nguyệt với 33 bậc cấp sẽ dẫn du khách đến nơi yên nghỉ của nhà vua.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng

Hai bên trục chính của lăng có nhiều công trình phụ đối xứng nhau từng cặp một. Như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn; Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn; Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy. Nhưng qua thơi gian và chiến tranh tàn phá, các công trình trên đều không còn nữa. Một số hạng mục của lăng của bị hư hỏng nhẹ.

Lăng Minh Mạng là một trong những công trình tiêu biểu nhất thời bấy giờ. Mang vẻ đẹp uy nghiêm với kiến trúc đặc sắc. Là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc, tâm linh, tính ngưỡng, thiên nhiên, cong người, trời đất…

Hãy đến với Lăng Minh Mạng trong chuyến du lịch miền trung, du lịch Huế để được tận mắt chiêm ngưỡng công trình tuyệt mỹ này.

Các chương trình tour du lịch Huế, tour du lịch miền trung hấp dẫn có thể bạn sẽ thích:

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ