Thăm Làng Nghề Bánh Tráng Tân An – Đặc Sản Bánh Tráng Quảng Bình

Làng Nghề Bánh Tráng Tân An nằm bên bờ sông Gianh, cách thị xã Ba Đồn 4km về phía tây. Làng Tân An là ngôi làng đặc trưng của làng nghề truyền thống có từ bao đời nay. Với sản phẩm chính là các loại bánh được làm thủ công hết sức thơm ngon. Trước đây trong làng vừa làm bánh tráng, bánh ướt, bún và cả bánh chưng. Nhưng sau thời gian dài đã chuyển hẳn sang làm bánh tráng. Và sản phẩm đặc biệt nhất của làng là bánh tráng mè xát, một thương hiệu nổi tiếng khu vực miền Trung.

Làng Nghề Bánh Tráng Tân An
Làng Nghề Bánh Tráng Tân An

Có dịp đến du lịch Quảng Bình bạn hãy đến thăm và thưởng thức đặc sản làng nghề Tân An. Những chiếc bánh thơm, ngon hòa quyện giữa nguyên liệu và tâm huyết của người làm bánh. Giữa miền quê thanh bình tận hưởng sự êm đềm của một làng quê Việt. Và đừng quên mua một ít sản phẩm bánh về làm quà cho người thân.

Quá trình tạo ra những chiếc bánh ngon, thẩm mỹ

 Để làm ra những chiếc bánh đậm đà hương vị quê hương, thoạt nhìn rất giản đơn. Nhưng các nghệ nhân làm bánh đã phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi có sự khéo léo, công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu chính để làm bánh là loại gạo ngon, được ngâm trong nước và sàng lọc, vo kỹ trước khi đem xay nhuyễn thành bột. Sức hấp dẫn của bánh mè xát nằm ở mùi vị thơm nồng chế biến từ hạt gạo quê và công lao không quản khuya sớm, nắng nôi của người làm bánh. Gạo để xay làm bánh có mùi cám tự nhiên, hạt gạo bóng đẹp và dẻo thơm. Yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là tỷ lệ trộn giữa bột và mè. Hai nguyên tố này phải phối với nhau theo công thức vàng của làng Tân An để tạo nên những chiếc bánh vừa đẹp mắt lại vừa thơm ngon. Chỉ cần một chút sai sót nhỏ sẽ làm hỏng cả một quá trình tạo nên chiếc bánh. 

Trong đó công đoạn khó nhất để cho ra đời một chiếc bánh là công đoạn tráng bánh. Phải làm sao cho độ dày phù hợp và nhiệt độ lúc tráng bảnh phải đảm bảo ổn định.

Làng Nghề Bánh Tráng Tân An
Làng Nghề Bánh Tráng Tân An

Bánh được tráng xong cũng chỉ mới thành công phân nữa, công đoạn phơi bánh cũng không kém phần quan trọng. Bánh đủ nắng là loại bánh vừa khô vừa dai, dậy mùi thơm của gạo, của vừng. Bánh quá nắng sẽ bị khô giòn, dễ vỡ. Ngược lại, bánh thiếu nắng sẽ không có mùi thơm, ỉu và dễ bị hỏng khi bảo quản.

Nghề này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, nếu thuận lợi thì không sao. Nhưng vào những ngày mưa gió thì cả làng phải sấy bánh bằng than, chất lượng bánh không tốt. Thương lái ép giá thì coi như cả mùa làm không công.

Đặc sản của làng nghề bánh tráng Tân An: Bánh mè xát Tân An

Bánh mè xát Tân An ra đời từ khoảng những năm 1900, tính đến nay đã hơn 100 năm. Loại bánh này là biến thể khéo léo từ chiếc bánh tráng, thường gọi là bánh đa. Bánh có mặt từ thuở khai canh, lập làng, bởi một ông tổ nghề người Hà Tĩnh mang theo cả vợ con, người thân vào làng Tân An để sinh sống, lập nghiệp. Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Qua thời gian các sản phẩm này càng được người dân khắp vùng biết đến. 

Làng Nghề Bánh Tráng Tân An
Làng Nghề Bánh Tráng Tân An

Với nhu yếu của thị trường, ngày này người Tân An đã sáng tạo ra 3 loại bánh khác nhau. Đó là bánh mè xát mỏng, bánh mè xát dày, bánh mè xát đường. Các sản phẩm của Làng Nghề Bánh Tráng Tân An được đông đảo thực khách biết đến và yêu chuộng.

Nắm bắt cơ hội đó làng Tân An mạnh dạn đẩy mạnh sản suất và tạo nên thương hiệu bánh tráng Tân An. Hiện nay Tân An sản xuất được 10 loại bánh, cả làng có gần 40 máy sản xuất bánh. Từ khi HTX ra đời, nguồn thu nhập của người dân ổn định hơn, một nhân công có thu nhập từ bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng. Đặc biệt vào dịp Tết, mỗi hộ gia đình có thể thu nhập trên dưới 15 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm:

» Nước Mắm Quảng Bình – thơm ngon đậm đà.

» Rượu Võ Xá – Rượu trứ danh của người Quảng Bình.

» Cháo Hàu Quảng Bình – nức lòng thực khách.

» Làng Nón Lá Ba Đồn Hàng Trăm Năm Tuổi

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ