Đèo Đá Đẽo Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Đường Trường Sơn

Đèo Đá Đẽo nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Đông huyền thoại gắn liền với lịch sử Việt Nam. Đèo dài 17km thuộc địa phận của xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Đá Đẽo có thể di chuyển từ Đồng Hới theo đường mòn Hồ Chí Minh tầm 100km.

Đèo Đá Đẽo
Đèo Đá Đẽo

Ẩn mình giữa bức tranh hùng vĩ, xanh ngắt của núi rừng Trường Sơn, Đèo Đá Đẽo là cung đường được nhiều phượt thủ tìm đến. Với những khúc cua tay áo len lõi giữa những cánh rừng già nguyên sinh.

Sở dĩ người ta gọi là Đèo Đá Đẽo bởi vì con đèo nằm vắt ngang qua đỉnh một ngọn núi đá vôi dài hơn 10 km. Ngày trước đây chỉ là một con đường mòn nhỏ, nhưng khi chiến tranh Việt Nam, các anh hùng thanh niên xung phong đã mở đường Trường Sơn là còn đường huyết mạch cho việc vận chuyển quân, lương, vũ khí… chi viện cho chiến trường miền Nam. Người đi trước đẽo đá mở đường để quân ta tiếp bước đi sau, cũng chính lẽ đó có tên là đèo Đá Đẽo.

Đèo Đá Đẽo
Cung đường tuyệt đẹp trên đòe Đá Đẽo

Địa hình khu vực đèo Đá Đẽo khá đa dạng với đồi núi, thung lũng xen kẽ và bị chia cắt bởi một bên là dãy núi cao, một bên là vự sâu thăm thẳm. Đèo với các đường vòng cua cong gấp, độ dốc khá lớn, bị xói lở nhiều. Khi hậu ở đây lại vô cùng khắc nghiệt với gió Lào nắng cháy, mưa lũ triền miên…

Trong những năm tháng chiến tranh, đèo Đá Đẽo là một trong những điểm khốc liệt, bị bom đạn bắn phá suốt ngày đêm. Các loại máy bay tiêm kích, B52 dội bom liên tục, bên cạnh đó là pháo từ hạm đội 7 Hoa Kỳ bán từ biển Đông. Nơi đây tưởng chừng như đã bị san phẳng thành bình địa bởi bom đạn quân thù. Biết bao thanh niên xung phong đã ngã xuống đảm bảo lưu thông cho tuyến đường trọng điểm. Chiến tranh tàn khốc là thế, bom đạn ác liệt là thế nhưng Đèo Đá Đẽo vẫn sừng sững hiên ngang. Cùng những đôi bàn tay trần không ngại gian lao, hiểm nguy của chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong. Tất cả với tinh thần “máu có thể đổ, đường không thể tắc”, sau khi tiếng bom vừa dứt thì tất cả các anh, các chị ào ra mặt đường lấp hồ bom, khắc phục thiệt hại.

Khi xây dựng tuyến đường mòn Hồ Chí Minh công nghiệp hóa hiện đại hóa, đèo Đá Đẽo đã được cải tạo nâng cấp. Trở thành tuyến đường du lịch về thăm chiến trường xưa vô cùng ý nghĩa. Ngay trên đỉnh đèo vẫn còn một tấm bia đá ghi dấu thời kỳ lịch sử: “Đèo Đá Đẽo trọng điểm bắn phá ác liệt của không quân Mỹ từ năm 1965 đến 1972”. Khi đi qua đèo Đá Đẽo chúng ta có thể cảm nhận được phần nào sự tàn khốc của chiến tranh, cũng để tưởng nhớ những người con đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những câu chuyện, những sự tích oai hùng nơi đây sẽ được truyền mãi đến mai sau.

Đèo Đá Đẽo
Bia di tích trên đèo Đá Đẽo

Ngay dưới chân đèo Đá Đẽo các bạn có thể bắt gặp thung lũng Chà Nòi, một khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Nằm tựa mình bên dãy núi đá vôi hùng vỹ thuộc Phong Nha Kẻ bàng, có sông, suối, bao quanh bởi những làn sương khói mờ ảo.

Một điều đặc biệt là hai địa danh Đèo Đá Đẽo Thung Lũng Chà Nòi ở Quảng Bình đã được đạo diễn Jordan Vogt-Roberts lựa chọn để quay những cảnh quay hoành tráng trong phim “King Kong”.

Đèo Đá Đẽo
Thung Lũng Chà Nòi

Lấy bối cục là một khung cảnh cổ đại, thời kỳ loài vượn lớn nhất hành tinh sinh sống. Những hình ảnh tại Đèo Đá Đẽo, Thung Lũng Chà Nòi đã kiến ekip làm phim đến từ Hollywood không khỏi ngạc nhiên, vì vẻ đẹp hùng vĩ và hoang dã.

Nơi đây đã trở thành tuyến du lịch Quảng Bình hành trình theo dấu chân kong khá mới mới được nhiều du khách biết đến.

Có thể bạn quan tâm:

Lăng Mộ Và Nhà Thờ Võ Xuân Cẩn Tại Lệ Thủy Quảng Bình.

Về Thăm Đại Phúc Thần Miếu – Làng Đại Phong – Huyện Lệ Thủy.

Hồ An Mã – Điểm Du Lịch Sinh Thái Hấp Dẫn.

Di Tích Lịch Sử Cổng Trời Tại Cửa Khẩu Quốc Tế Cha Lo.

* Chùa Ngọa Cương Tại Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Cách Mạng.

Hang Lèn Hà Tại Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Quốc Gia.

Thăm Chùa An Xá Ở Lệ Thủy Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia.

Thăm Chùa Đại Giác – Ngôi Chùa Lớn Nhất Tại Trung Tâm Đồng Hới Quảng Bình.

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ