Lăng Mộ Và Nhà Thờ Võ Xuân Cẩn

Lăng mộ và nhà thờ Võ Xuân Cẩn hiện nay tọa lạc tại thôn Trung Lực, xã tân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Đây là địa điểm tâm linh, của người dân địa phương, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống của cha ông.

Lăng Mộ Và Nhà Thờ Võ Xuân Cẩn
Lăng Mộ Và Nhà Thờ Võ Xuân Cẩn

Võ Xuân Cẩn sinh năm 1771 tại làng Hòa Luật, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, ông là nhân vật lịch sử của thế kỷ XIX. Thời triều nhà Nguyễn ông là một danh thần đã đóng góp nhiều công lao trong việc xây dựng bảo vệ đất nước. Bằng tài đức, trí tuệ hơn người của mình ông đã luôn được triều đình trọng dụng.

Theo sử sách và các tài liệu nghiên cứu, Võ Xuân Cẩn đậu Công sĩ (ngang cử nhân) dưới thời chúa Nguyễn nhưng không ra làm quan. Phải đến năm Tân Dậu (1801), nhằm củng cố vị trí của mình và xây dựng đất nước, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã chủ trương thu dụng người hiền tài.

Võ Xuân Cẩn trải qua 50 năm làm quan dưới 4 triều vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), tám lần ứng vụ nhiều nơi, chín lần giữ chức vụ ở các đài sảnh. Các chức vụ của ông như Cai Bạ Bình Định, Thám hiệp các trấn Hứng Hóa, Sơn nam, Hoài Đức, Nghệ An… đến Tổng đốc Bình Phú. Trong triều ông từng giữ các chức Hàn Lâm viện Học Sĩ, Đông các Đại Học Sĩ, Phó Tổng tài quốc sử quán, thượng thư bộ hình, thượng thư bộ công…

Ông đều tỏ ra là một người thông thạo trong việc chon người, âm thầm tiến cử nhân tài. Từ việc trông coi Quốc Tử Giám, tu chính quốc sử, xem xét việc học hành của các hoàng tử… hầu hết là các chức vụ trọng yếu trong triều đình Ông đều đảm đương tốt, Ông có khả năng giữ cho đất nước được thái hà. Ông là người trung can, cần mẫn, tính trầm lặng, kín đáo, trung thực, già mà còn đốc chí hơn.

Với học vấn sâu rộng, tính tình cương trực, thẳng thắn, nên dù ở cương vị nào, Võ Xuân Cẩn vẫn luôn tận tụy với công việc, hết lòng vì nước, vì dân. Đặc biệt Võ Xuân Cẩn là người có nhiều cống hiến trong cuộc cải cách điền địa năm 1839 ở Bình Định, được lịch sử đánh giá là cuộc cách mạng cho dân cày. Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp vào việc biên soạn các bộ sách triều đình nhà Nguyễn…

Ông có khả năng giữ cho đất nước được thái hà, là người trung can, cần mẫn, tính trầm lặng, kín đáo, trung thực, già mà còn đốc chí hơn, được vua tin yêu, được dân nể trọng. Từng nhiều lần xin được cáo lão về quê nhưng đều không được vua phê chuẩn vì sợ mất đi nhân tài nguyên lão của đất nước.

Võ Xuân Cẩn mất vào tháng 4 – 1852 cùng với sự thương tiếc của nhân dân, triều đình và bá quan. Vua Tự Đức đã sai Bộ Lễ cùng các quan nội các đem bài minh của vua cho khắc vào bia đá “Tứ triều nguyên lão” ghi rõ thân thế, sự nghiệp cũng như tài đức của ông.

Năm 1885, vua Đồng Khánh cho xây dựng nhà thờ Lệ Quốc để thờ Võ Xuân Cẩn và tấm bia đá đó được đưa vào khuôn viên nhà thờ. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhà thờ bị hủy hoại.

Nhằm ghi nhớ những công lao đóng góp của ông đối với quê hương, đất nước, năm 2004, di tích mộ và nhà thờ Võ Xuân Cẩn được UBND tỉnh Quảng Bình xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Năm 2018, địa phương đã đầu tư tu bổ, tôn tạo mộ và phục hồi lại nhà thờ Võ Xuân Cẩn theo kiến trúc triều Nguyễn. Nhà thờ Võ Xuân Cẩn hiện nằm ở làng Hòa Luật, xã Cam Thủy; còn lăng mộ nằm ở thôn Trung Lực, xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy.

Vào tháng 11/2020, Mộ và nhà thờ Đại học sĩ Võ Xuân Cẩn đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Quốc gia. Và đây đã trở thành điểm du lịch văn hóa, tâm linh cho người dân trong tỉnh cũng như du khách đến du lịch Quảng Bình.

Có thể bạn quan tâm:

* Chùa Ngọa Cương Tại Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Cách Mạng.

Về Thăm Đại Phúc Thần Miếu – Làng Đại Phong – Huyện Lệ Thủy.

Hồ An Mã – Điểm Du Lịch Sinh Thái Hấp Dẫn.

Di Tích Lịch Sử Cổng Trời Tại Cửa Khẩu Quốc Tế Cha Lo.

Đèo Đá Đẽo Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Đường Trường Sơn.

Hang Lèn Hà Tại Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Quốc Gia.

Thăm Chùa An Xá Ở Lệ Thủy Quảng Bình – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia.

Thăm Chùa Đại Giác – Ngôi Chùa Lớn Nhất Tại Trung Tâm Đồng Hới Quảng Bình.

Bình luận

bình luận

Liên Hệ Liên hệ